Do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và dễ nhạy cảm nên là thường sẽ xảy ra tình trạng ngạt mũi. Khi trẻ bị ngạt mũi sẽ kèm theo ho, sốt, quấy khóc, bỏ ăn và đòi bế liên tục,… nên các bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng và hoang mang vì không biết nên phải làm. Vậy làm cách nào để có thể chữa ngạt mũi cho trẻ và nguyên nhân từ đâu khiến trẻ bị như vậy? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số phương pháp chữa trị và những lời khuyên để các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con khỏe mạnh.
Mục lục:
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngạt mũi
Nếu khoang mũi của trẻ bị lấp đầy bởi chất dịch nhầy thì sẽ bị tắc nghẽn gây cản trở quá trình hô hấp sẽ xảy ra tình trạng ngạt mũi. Tình trạng này sẽ không làm trẻ chảy nước mũi nhưng nó sẽ làm trẻ khó thở do là chất dịch nhầy này xuất hiện ở sâu bên trong. Để có thể nhận biết rõ về tình trạng này thì dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị ngạt mũi để các bậc phụ huynh có thể nhận biết được kịp thời:
– Quấy khóc khi nằm ngủ và trong lúc ăn uống
– Thường bỏ ăn và đòi bế liên tục
– Ho, sốt
– Hắt hơi và chảy nước mũi
– Hơi thở nặng, thở khò khè
– Ngáy khi ngủ
Trong những dấu hiệu trên thì dấu hiệu xuất hiện nhiều và dễ nhận biết nhất vẫn là sổ mũi, thở khò khè và quấy khóc. Khi trẻ bị ngạt mũi thường sẽ dễ chuyển thành ho có đờm nên trẻ còn quá nhỏ để biết được khạc đờm ra ngoài. Từ đó dẫn đến tình viêm họng, nôn trớ, ho khan,…
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Trẻ sơ sinh sẽ bị ngạt mũi khi ở khoang mũi các mạch máu và các mô bị lấp bởi chất lỏng quá nhiều nên việc hít thở sẽ càng ngày khó khăn hơn, đây được gọi là tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần nên tìm hiểu những nguyên nhân mà khiến trẻ gặp phải tình trạng này để từ đó có hướng điều trị hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở trẻ:
-
Do thay đổi thời tiết
Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng từ nóng sang lạnh và ngược lại hoặc trong khoảng thời gian giao mùa. Vì vậy, trẻ thường dễ bị ảnh hưởng về đường hô hấp và gây nên tình trạng ngạt mũi vào ban đêm, khoảng thời gian gần sáng thì nhiệt độ sẽ giảm dần nên tình trạng này của trẻ sẽ chuyển biến nặng hơn. Bố mẹ cần nên chú ý tới việc giữ ấm cho cơ thể của trẻ bằng việc đi tất vào chân và mặc thêm áo giữ ấm, ngoài ra trước mỗi tối khi đi ngủ nên thoa một ít dầu tràm vào dưới lòng bàn chân hoặc khăn cổ để trẻ có thể thoải mái trong việc thở hơn.
-
Sức đề kháng kém
Đa số trẻ mà dễ mắc bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi, viêm phế quản và ngạt mũi,… đều có sức đề kháng kém. Vì mỗi khi thời tiết chuyển giao mùa hay tiếp xúc với mầm bệnh là trẻ rất dễ mắc bệnh. Để trẻ có sức đề kháng tốt hơn thì bố mẹ cần nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tiêm phòng đúng lịch trình và nên cho trẻ uống sữa mẹ trong vòng khoảng 6 tháng.
-
Mắc các bệnh về đường hô hấp
Các bệnh lý về đường hô hấp mà trẻ hay mắc phải như ho, cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang,… đều sẽ gây tình trạng ngạt mũi ở trẻ. Nếu mắc các bệnh này thì trẻ sơ sinh thường sẽ khó thở và ngạt mũi khi ngủ,… nên nếu để đảm bảo an toàn hơn cho trẻ thì bố mẹ cần nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị nhanh chóng. Lưu ý, không nên tự ý điều trị tại nhà cho trẻ hay sử dụng những loại thuốc chưa qua ý kiến của bác sĩ làm cho tình trạng của trẻ nguy hiểm hơn.
-
Nước nhầy ở bào thai chưa được hút sạch
Nguyên nhân ít xảy ra làm cho trẻ bị ngạt mũi là nước nhầy trong bào thai có thể chưa được hút sạch ra khỏi đường hô hấp. Tình trạng này không đáng nghiêm trọng vì chất dịch nhầy này có khả năng tự đào thải hoặc là bố mẹ có thể giúp lấy nó cho trẻ bằng những dụng cụ chuyên dụng làm sạch cho trẻ. Nếu không chắc về khả năng của mình thì ba mẹ có thể cho trẻ tới gặp các bác sĩ chuyên môn để hỗ trợ vệ sinh mũi nhanh chóng và an toàn.
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh
-
Dùng nước muối sinh lý
Cách làm phổ biến nhất đó chính là dùng nước muối sinh lý để trị ngạt mũi cho trẻ. Nhỏ nước muối sinh lý mỗi ngày khoảng 3 lần vào chỗ hai hốc mũi để chất dịch nhầy giảm bớt và tình trạng ngạt mũi của trẻ sẽ giảm dần từng ngày.
-
Dùng máy hoặc dụng cụ dành cho hút mũi
Dùng máy hoặc dụng cụ chuyên dành cho hút mũi để hút chất dịch nhầy ra khỏi mũi cho trẻ nếu nó quá nhiều. Lưu ý, trước khi thực hiện thì nên nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ và đợi khoảng vài giây rồi đặt trẻ nằm nghiêng về 1 bên để hút mũi.
-
Loại bỏ chất dịch nhầy trong mũi
Lấy một miếng bông sau đó thấm đẫm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó đưa vào mũi trẻ để làm sạch được lớp vỏ cứng bám xung quanh mũi trẻ. Tình trạng ngạt mũi của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều.
-
Bằng cách chườm ấm
Phương pháp chườm ấm luôn được bố mẹ áp dụng vì nó hiệu quả và quan trọng là an toàn cho trẻ. Cách thực hiện sẽ rất đơn giản, chỉ cần dùng khăn đã được ngâm trong nước ấm vắt khô và đắp lên vùng sống mũi của trẻ. Cứ lặp lại từ 3-4 lần và thực hiện đều đặn mỗi ngày để giảm tình trạng ngạt mũi ở trẻ.
-
Bằng cách xông hơi
Chuẩn bị một thau nước nóng để cho trẻ xông hơi trong một thời gian ngắn, khi hơi nóng lên vùng mũi nó sẽ làm cho chất nhầy được nới lỏng hơn. Phương pháp này còn giúp giảm tức ngực, giảm ho cho trẻ và nó còn rất hiệu quả trong việc điều trị viêm thanh quản. Lưu ý, nước nóng sẽ rất nguy hiểm nên tránh để trẻ chạm vào.
-
Vỗ lưng nhẹ
Vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ để làm chất dịch nhầy lỏng và giúp trẻ dễ thở nhanh nhất.
-
Sử dụng mật ong với gừng
Cách làm là xắt một miếng gừng thật mỏng, sau đó đem giã lấy nước rồi trộn cùng với nước ấm thêm khoảng muỗng mật ong, cho trẻ uống khoảng 3 muỗng cà phê nhỏ đều ba bữa để cải thiện tình trạng ngạt mũi này.
-
Cho bé tắm nước ấm
Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn toàn nên trẻ bị ngạt mũi, mẹ nên cho trẻ tắm với nước ấm. Bởi do, nước ấm làm cho mao mạch ở đường hô hấp được giãn ra và lúc đó trẻ sẽ dễ dàng thở hơn. Ngoài ra, đờm sẽ loãng ra khi gặp hơi nước từ nước ấm.
-
Để máy làm ẩm trong phòng ngủ
Máy làm ẩm sẽ giúp cho không khí trong phòng ẩm hơn và không bị khô hanh. Nhờ vậy việc ngạt mũi, sổ mũi của trẻ sẽ giảm hiệu quả.
-
Mát xa lòng bàn chân
Xoa trực tiếp dầu gió hay dầu tràm vào lòng bàn chân để giữ ấm cho trẻ. Sau khi thoa và mát xa khoảng 1 phút sau đó đi tất vào cho trẻ. Làm mỗi ngày để chữa ngạt mũi hiệu quả cho trẻ.
-
Mát xa mũi
Sẽ có rất ít người biết đến phương pháp này nên khi nghe sẽ cảm thấy lạ nhưng thực chất nó rất hiệu quả và thực hiện rất dễ. Lúc trẻ bị ngạt mũi bố mẹ chỉ cần dùng ngón trỏ hay ngón cái vuốt nhẹ dọc 2 bên cách mũi và xoa bóp nhẹ cho trẻ. Thực hiện động tác này nhiều lần trẻ cải thiện được việc thở nhanh hơn.
-
Dùng gối cao đầu
Khi bị ngạt mũi thì trẻ sẽ rất khó khăn trong khi ngủ nên để giúp trẻ có thể dễ thở thì nên cho bé gối cao đầu hơn so với lúc bình thường.
Những điều tuyệt đối cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Trong giai đoạn trẻ bị ngạt mũi thì bố mẹ cần tránh và chú ý những đều dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:
– Không nên cho trẻ dùng kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
– Tuyệt đối không nên dùng những biện pháp dân gian khi chưa được kiểm chứng độ an toàn.
– Không nên quấn nhiều tã sẽ dễ khiến trẻ quá nóng và khó thở.
– Không nên kiêng hay hạn chế tắm cho trẻ bởi vì nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ là rất cao, bên cạnh đó nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh hơn. Vì thế, nên tắm bằng nước ấm cho trẻ và chọn nơi kín gió.
– Việc dùng miệng để hút mũi là nguyên nhân khiến vi khuẩn đi vào đường hô hấp của trẻ nhanh nhất. Nên các bố mẹ không thực hiện
– Cha mẹ không dùng miệng để hút mũi để tránh làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập vào mũi của trẻ, phát sinh nhiều bệnh lý khác.
– Không nên kiêng tắm. Trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh của trẻ càng nên được chú trọng. Nếu kiêng tắm, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh cho bé. Lời khuyên của các chuyên gia là tắm nước ấm cho trẻ, nên tắm nhanh và chọn nơi kín gió.
Cách phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
-
Luôn bổ sung nước cho cơ thể của trẻ
Với trẻ sơ sinh thì các mẹ cần nên cho trẻ bú nhiều và thường xuyên hơn để cơ thể trẻ luôn được bổ sung lượng sữa cần thiết.
-
Vệ sinh nhà cửa mỗi ngày
Một trong những cách phòng ngừa tốt nhất cho trẻ đó là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho môi trường xung quanh trẻ. Thường xuyên vệ sinh quạt, máy lạnh và giặt thảm lau nhà thật sạch, hạn chế nuôi thú cưng trong nhà, đóng cửa sổ nếu trẻ bị dị ứng với phấn hoa và không hút thuốc lá trong phòng.
-
Chú ý đến việc tăng sức đề kháng cho trẻ:
Với trẻ sơ sinh thì nên cần ngủ 18 tiếng/ ngày và mỗi ngày đều cho trẻ bú với ngủ đúng giờ.
Tình trạng ngạt mũi không chỉ làm cho trẻ khó khăn trong việc thở mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bố mẹ cần nên dành nhiều thời gian và luôn chú ý chăm sóc theo dõi sức khỏe trẻ mỗi ngày. Bổ sung dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ thường xuyên để hạn chế nhất tình trạng ngạt mũi cho trẻ.