Các mẹ sau sinh đang cho con bú có uống thuốc được không vẫn đang là vấn đề rất được rất nhiều các bà mẹ thắc mắc. Một số ý kiến đưa ra là có thể còn số còn lại thì không nên uống thuốc sau khi sinh. Vì sẽ có vài loại thuốc là có thành phần của thuốc khi đi vào cơ thể sẽ gây ra tác dụng phụ cho mẹ như mất sữa và quan trọng nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ở thực tế thì các mẹ vẫn có thể sử dụng thuốc nhưng với điều kiện là phải có sự chỉ định của bác sĩ và dùng đúng với liều lượng của thuốc. Vậy thì với Panadol thì có thể sử dụng được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thể giải đáp thắc mắc này nhé.
Mục lục:
Tổng quan về thuốc Panadol
Thuốc Panadol là gì?
Panadol là một loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và ngoài ra nó còn dùng để điều trị các tình trạng đau nặng. Với những tác dụng điều trị triệu chứng từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, hoặc những trường hợp như đau đầu, đau họng, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau cơ xương, đau và bị sốt sau khi tiêm vắc xin, đau do cảm lạnh, đau răng, sau khi nhổ răng đều có thể sử dụng panadol. Ngoài ra, với những triệu chứng đau do viêm khớp nặng cũng được khuyên dùng.
Thành phần của Panadol
Có 3 thành phần chính trong Panadol được cấu thành:
– 500 mg Paracetamol
– 25 mg Caffeine
– 5 mg Phenylephrine Hydrochloride
Công dụng của Panadol
Ở mỗi thành phần trong Panadol sẽ có những công dụng khác nhau như:
– Paracetamol sẽ có tác dụng giảm đau và hạ sốt
– Caffeine sẽ hỗ trợ giảm đau
– Công dụng chính của Panadol vẫn là hạ sốt và giảm đau là chủ yếu.
Tác dụng phụ Panadol
Những tác dụng phụ không mong muốn của Panadol mà có thể xảy ra với những người dùng như:
– Với Paracetamol mặc dù sẽ hiếm gặp nhưng nó có thể gây ra các phản ứng dị ứng như phù mạch, ban da, hội chứng Stevens-Johnson và gây giảm tiểu cầu. Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị nhạy cảm với aspirin và các NSAID thì có thể gây co thắt phế quản.
– Với Caffeine thì có thể gặp các hiện tượng như chóng mặt và bồn chồn. Khi dùng thuốc có paracetamol với caffeine mà kết hợp với một chế độ ăn uống nhiều caffeine thì có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ do quá liều như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa và đau đầu.
Nếu các mẹ vô tình gặp những triệu chứng do tác dụng phụ gây ra thì nên đến thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để được chữa trị và có hướng giải quyết vấn đề.
Mẹ sau sinh đang cho con bú uống panadol được không?
Giải đáp thắc mắc cho vấn đề mẹ sau sinh đang cho con bú thì có thể sử dụng panadol được không, thì có một vài nghiên cứu đã được các nhà khoa học thử nghiệm với những phụ nữ đang cho con bú. Kết quả đưa ra cho thấy là không có bất kì vấn đề và tác dụng phụ nào xảy ra khi mẹ sau sinh sử dụng Panadol ở liều dụng khuyến định khi đang cho con bú.
Trong thuốc có thành phần Paracetamol có thể được hấp thu qua hàng rào nhau thai và bài tiết vào máu và sữa mẹ. Ngoài ra, còn có thành phần Caffeine một chất đang được khuyến cáo có hại cho hệ thần kinh của trẻ nhỏ và sẽ kích thích làm cho nhịp tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu các mẹ sử dụng với một liều lượng nhỏ hơn 100mg thì cũng sẽ không có ảnh hưởng gì đáng kể xảy ra.
Tóm lại, câu trả lời là mẹ sau sinh vẫn được uống Panadol nếu bị cảm cúm hay đau đầu nhưng lưu ý là khi sử dụng cần có sự chỉ định và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, các mẹ cũng nên có sự cẩn thận với các hoạt chất khác paracetamol có trong thuốc.
Các mẹ không nên tự ý dùng thuốc bên ngoài mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không mong muốn. Trường hợp các mẹ gặp các triệu chứng cảm cúm thông thường thì nên áp dụng ngay biện pháp vắt sữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Những lưu ý cho mẹ uống Panadol sau sinh
Nếu các mẹ bị ốm và sức khỏe đang bị suy giảm thì đa số bác sĩ vẫn sẽ khuyến khích việc chăm sóc kĩ hơn sức khỏe cơ thể sau khi sinh hơn và việc sẽ dùng thuốc. Nhưng sẽ có một số trường hợp là sẽ phải dùng thuốc điều trị mới khỏi bệnh. Vì vậy, các mẹ vẫn nên chú ý những điều dưới đây khi muốn sử dụng Panadol.
– Nên có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể không phải mẹ sau sinh nào cũng có thể được dùng thuốc. Dựa theo tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên cụ thể. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
– Vì panadol là loại thuốc sẽ có tác dụng lập tức sau khi uống và nó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể sau 3 tiếng. Tốt nhất, để an toàn cho trẻ thì các mẹ nên cho trẻ bú trước khi uống thuốc và tuyệt đối không nên cho trẻ bú sau khi uống thuốc. Đợi ít nhất là khoảng 3 tiếng sau hẳn cho con bú trở lại.
– Khi uống panadol thì cơ thể các mẹ đã nạp một lượng caffein đi vào cơ thể nên tuyệt đối không được sử dụng kèm những chất kích thích khác trong khoảng thời gian này. Nó có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và trí não của trẻ.
Dù cho panadol là loại thuốc an toàn cho mẹ sau sinh đang cho con bú nhưng các mẹ vẫn nên theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng liều lượng thấp để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Một số rủi ro có thể xảy ra cho mẹ khi uống Panadol sau sinh
– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ: Do vì trẻ đang còn nhỏ nên hệ tiêu hóa thường sẽ mỏng manh và rất dễ bị ảnh hưởng. Nên có thể một vài chất có trong thuốc hòa quyện cùng với nguồn sữa mẹ khi đó trẻ uống vào sẽ gây ra hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng theo.
– Ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ: Thành phần caffeine có trong panadol là chất kích thích có tác động không tốt đến hệ thần kinh của trẻ. Nên khi các mẹ sử dụng liều cao thì khiến cho lượng caffeine trong sữa mẹ cũng tăng cao và khi đó trẻ sẽ dung nạp nhiều hơn dẫn đến gây căng thẳng thần kinh.
– Gây tắc sữa: Vì caffeine là thành phần chủ yếu có trong panadol nên nếu hàm lượng đó có trong máu quá cao sẽ khiến cho cơ thể mẹ khó hấp thụ được chất dinh dưỡng. Dần lâu ngày, điều này sẽ ảnh hưởng và khiến cho cơ thể mẹ suy giảm, không đủ chất dinh dưỡng cho việc sản xuất sữa cho trẻ.
– Gây trầm cảm sau sinh: Hấp thụ một lượng chất kích thích lớn sau sinh sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho hệ thần kinh. Một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng trầm cảm cho các mẹ sau sinh.
Những cách hạn chế uống thuốc sau khi sinh
Thay vì sử dụng Panadol để giảm đau và hạ sốt do cảm cúm, cảm lạnh gây nên thì các mẹ vẫn nên tìm cách có thể chữa trị bằng những nguyên liệu có trong tự nhiên để hạn chế cho việc dùng thuốc. Dưới đây, là một số cách để cho các mẹ không phải sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ.
Luôn ăn uống đầy đủ chất
Lên kế hoạch cho một chế độ dinh dưỡng sau sinh cực kỳ quan trọng đối với các mẹ sau sinh. Vì nó có thể giúp các mẹ nâng cao sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng sức khỏe và quan trọng là có nhiều sữa cho trẻ. Đồng thời, sẽ giảm thiểu tình trạng mệt mỏi hay đau nhức sau sinh cho mẹ. Ở giai đoạn cho con bú thì các mẹ nên bổ sung những nhóm dinh dưỡng như: vitamin với chất khoáng, chất xơ, protein, chất béo và tinh bột.
– Vitamin và khoáng chất: Đa số hầu hết các loại trái cây đều có vitamin và khoáng chất. Nên sau khi sinh thì các mẹ cần bổ sung nhiều các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, cà rốt, táo, đu đủ, cà chua,… để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
– Chất xơ: Thường trong các loại rau củ quả sẽ có chứa rất nhiều chất xơ giúp hỗ trợ cho đường ruột rất tốt. Nên các mẹ nếu ăn nhiều rau củ sau khi sinh sẽ ngăn chặn được các tình trạng về đường tiêu hóa như táo bón, trĩ,…
– Protein: Trong thịt bò, cá hồi hay trứng và các thịt gia cầm,.. đều có chứa protein. Chúng có tác dụng cung cấp và duy trì năng lượng cho cơ thể trong một ngày dài.
– Chất béo: Nó có nhiều ở cá, trứng và bơ, các loại hạt dinh dưỡng,… hỗ trợ cho hệ thần kinh và sự phát triển của trí não. Nhất là nhóm chất béo DHA, AA rất tốt cho sự phát triển của các trẻ nhỏ.
– Tinh bột: Có rất nhiều ở khoai lang, cơm, lúa mì, yến mạch với tác dụng là cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Lưu ý, các mẹ không nên ăn kiêng để giảm cân trong giai đoạn đang cho con bú. Vì cơ thể mẹ sau sinh thường sẽ rất yếu nên nếu giảm cân trong thời gian này sẽ không có đủ các chất dinh dưỡng để đáp ứng cho cơ thể mẹ và khiến các mẹ dễ đổ bệnh.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh thường sẽ rất yếu do mất khá nhiều năng lượng. Chính vì thế, các mẹ cần nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để nhanh phục hồi sức khỏe. Thời gian sau khi sinh thì các mẹ nên ngủ đủ từ 8-10 tiếng/ ngày để phòng cho trường hợp các mẹ bị mất ngủ vào ban đêm khi phải thức cho con bú. Nên hãy lên kế hoạch ngủ bù vào ngày hôm sau nên ban đêm không ngủ được nhé. Ngủ đủ giấc sẽ khiến cho tinh thần các mẹ thoải mái và vui hơn và tránh được đau đầu, căng thẳng khi phải chăm con trong thời gian dài. Ngoài ra, các mẹ hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vì nó không tốt cho mắt và còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
Rèn luyện sức khỏe
Luyện tập thể dục thể thao là một trong những cách để rèn luyện sức khỏe giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng sau sinh rất tốt. Các mẹ nên chú ý tập thể dục và vận động sức khỏe sau khi sinh. Với những ngày đầu mới sinh xong, các mẹ chỉ cần đi lại nhẹ nhàng đều đặn mỗi ngày cho đến khi cơ thể phục hồi hoàn toàn. Lúc này, các mẹ có thể bắt đầu tập những bài tập thể dục mỗi ngày từ 30-45 phút để có tác dụng giảm cân sau sinh và nâng cao sức khỏe. Khoảng sau 3 tháng đầu sau sinh thì các mẹ có thể kéo dài thêm thời gian tập hơn để tăng cường sức khỏe hơn cho cơ thể.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các mẹ có thể giải đáp được thắc mắc là có thể uống Panadol khi đang cho con bú không và hiểu rõ hơn về công dụng, sự ảnh hưởng của Panadol đối với mẹ với trẻ. Để từ đó, các mẹ biết được cách sử dụng thuốc đúng mỗi khi bị ốm. Quan trọng nhất là vẫn nên có sự chỉ định và tham khảo từ bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng để có thể đảm bảo an toàn nhất cho mẹ và trẻ.